Để trồng mai vàng sống và ra hoa thì rất dễ, trong thực tế nhiều gia đình chỉ vứt hạt ra vườn mọc thành cây hoặc trồng một vài cây ra vườn để tự nhiên cây vẫn có thể sinh trưởng phát triển và sau vài năm cây sẽ ra hoa.
Tuy nhiên, trồng theo cách để ghép cành, uốn thế để có cây mai kiểng cổ, cây mai ghép nhiều màu, hoặc cây mai bonsai đẹp, có giá trị, ra hoa đúng tết nguyên đán thì việc chăm sóc, tỉa cành tạo tán ... Là công việc đòi hỏi sự đầu tư rất lớn về thời gian, công sức.
1. Thời điểm trồng cây mai vàng
Thời điểm thích hợp nhất là cuối mùa khô, đầu mùa mưa. Vì giai đoạn mùa khô là giai đoạn cây rung rụng lá ngủ nghỉ. Những khu vực chủ động được nguồn nước tưới có thể tiến hành trồng quanh năm.
2. Mật độ, khoảng cách trồng cây mai
Tùy theo độ tuổi của cây lúc đem trồng và mục đích của cơ sở sản xuất: trồng cung cấp cây nguyên liệu cho cơ sở khác, trồng tạo cây nghệ thuật thành phẩm mới bán, trồng để cắt cành bán các dịp tết nguyên đán... Mà bố trí mật độ cây khác nhau để trong quá trình sinh trưởng cây không bị ảnh hưởng lẫn nhau. Đồng thời, không ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, nhất là khi bứng, chuyển cây.
Xem thêm Cách lựa chọn thuốc trừ sâu ăn lá mai vàng hiệu quả nhất
3. Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây mai vàng ra vườn
Bước 1: Đảo đất trong hố trước khi trồng
Dùng các dụng cụ như cuốc, xẻng ... Để đảo phân, đảo từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong giữa hố.
Bước 2: Bổ hốc để đặt cây
Tùy theo kích thước bầu cây chúng ta sẽ tạo hốc có kích thước phù hợp.
Đào 1 lỗ giữa mô đất có độ sâu 20 cm, đường kính vừa với bầu cây con, tốt nhất lớn hơn bầu cây con một chút.
Bước 3: Kiểm tra cây mai giống trước khi đặt vào hố trồng
Trước khi đặt cây xuống cần phải kiểm tra xem cây mai con:
- Rễ phát triển tốt, có nhiều rễ thứ cấp
- Cây không bị tổn thương.
- Các lá ngọn đã trưởng thành, xanh tốt và có hình dạng, kích thước đặc trưng của giống.
- Bầu ươm còn chắc chắn, nguyên vẹn và có mặt trong màu đen.
- Không bị sâu bệnh.
Tìm hiểu thêm về kỹ thuật uốn mai vàng đẹp nhất
Bước 4: Đặt cây
- Dùng dao hoặc kéo sắc (bén) cắt rời phần đáy bầu.
- Dùng dao rạch một đường từ miệng bầu xuống đáy bầu trước khi đặt cây.
- Đặt bầu cây vào giữa hố, chỗ lỗ mới khoét sao cho bầu cây cao hơn miệng hố 2 - 3 cm.
- Nhẹ nhàng tháo bọc nilon ra, tránh làm vỡ bầu gây hư hại rễ cây.
Lưu ý, đặt cây sao cho cổ rễ ngang mặt đất hoặc cao hơn không quá 5 cm, tránh trồng quá sâu hoặc quá cạn.
Bước 5: Lấp đất
- Sau khi đặt cây vào hố, cho đất và phân hữu cơ đã trộn sẵn đến quá nửa hố, nén chặt (thao tác nhẹ nhàng) kết hợp tưới nước để cho cây đứng vững, đủ ẩm.
- Tiếp tục lấp đất cho đến khi đất phủ toàn bộ mô, phủ lên miệng bầu cây 2 - 3 cm và nén chặt.
Lưu ý:
+ Đất ở bên ngoài thấp hơn miệng bầu cây 1 chút để khi tưới nước không đọng lại trong bầu cây gây thối rễ.
+ Không nên đợi lấp đất đầy hố rồi mới nén chặt và tưới một lượt, nước sẽ không ngấm đều khắp bầu cây, đất chung quanh cây không được dẽ chặt, cây dễ bị nghiêng ngả.
Buộc dây và dùng cột chống đổ nếu cây lớn